Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

Latest topics
» Hóa ra tôi cũng tầm thường...
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyFri Dec 07, 2012 7:13 am by vô thường

» Vì sao TQ- Thế nào VN...
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyFri Dec 07, 2012 6:52 am by vô thường

» Tôm nướng chua cay
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyWed Dec 05, 2012 11:40 am by xi trum

» Trái tim có nắng
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyWed Aug 08, 2012 3:41 pm by vô thường

» suy ngẫm ...
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyThu May 24, 2012 3:12 pm by vô thường

» Giảm xì-trét ...
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyFri May 11, 2012 12:51 pm by luu nguyen

» Phật Đản 2012
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptySun May 06, 2012 8:15 am by vô thường

» Viết trong ngày doanh nhân
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyFri May 04, 2012 7:06 am by vô thường

» Đi chơi 30/4 và 1/5 bị chặt chém.
Vùng đất Palestine- Isarel  EmptyTue May 01, 2012 8:19 am by Cỏ ba lá

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


Vùng đất Palestine- Isarel

Go down

Vùng đất Palestine- Isarel  Empty Vùng đất Palestine- Isarel

Bài gửi  vô thường Fri Mar 30, 2012 3:27 pm



  • Vùng đất Palestine - Isarel





Vài đoạn liên quan đến lịch sử vùng đất Ả rập Palestin- Do Thái trong tác phẩm Bán đảo Ả rập của soạn giả Nguyễn Hiến Lê năm 1969

DO THÁI TRỞ VỀ "ĐẤT HỨA" ở PALESTINE

TÌNH CẢNH DO THÁI Ở CÁC NUỚC HỒI GIÁO

Từ thế kỷ thứ nhất, ở Palestine, sự cai trị của La Mã càng ngày càng tàn khốc, dân Do Thái nổi loạn nhiều lần và đền Jérusalem bị tàn phá hai lần nữa. Người La Mã cấm họ xây lại đền ở nền cũ và dân tộc Do Thái mất quốc gia, phiêu bạt khắp thế giới.

Mới đầu họ tản mác qua Tiểu Á (Asie Mineure) rồi qua châu Âu, Bắc Phi, Ethiopie; chỉ một số ít ở lại trong xứ sống chung với các dân tộc khác.

Trước thời Trung cổ, tình cảnh của họ tương đối dễ chịu. Tới đâu thổ dân cũng nhận ra được họ vì tôn giáo, có lẽ vì cả nét mặt của họ nữa, cho nên hơi nghikị, khinh họ là một dân tộc mất nước, nhưng không Hiếp đáp gì họ mà họ cũng trung thành với quốc gia họ ở đậu. Nhờ biết đoàn kết, chịu cực khổ, họ phát đạt, họp thành những đoàn khá thịnh vượng.

Thời Mohamed sáng lập Hồi giáo, họ sống chung với các dân tộc Ả Rập, và chính Mohamed cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của Do Thái giáo. Ông có trừng trị một số Do Thái chỉ là vì họ đã đứng về phe Coréischite, nhưng ông coi họ cũng như mọi dân tộc "dị giáo" khác, không đặc biệt kỳ thị gì họ. Họ còn giúp đỡ dân tộc Ả Rập trong việc xâm lăng các quốc gia ở chung quanh và ở phía Tây Nam châu Âu, như Tây Ban Nha.

Cho tới cuối thế kỷ thứ XIX, tình trạng của họ ở các quốc gia Hồi giáo không thay đổi nhiều, tuy có thời bị kỳ thị ở từng chỗ, (vì nguyên nhân kinh tế hơn là tôn giáo) nhưng không đến nỗi bi đát như ở châu Âu.

Theo Clara Malraux, một người Do Thái, thì ở Ba Tư, năm 1875, họ thuộc giai cấp hạ tiện nhất, không được ra khỏi những khu vực riêng của họ gọi là mellah, không được đụng vào người Ba Tư, không được mở quán bán tạp hóa, trừ trong tỉnh Hamadan.

Ở Yemen, họ cũng không được đụng chạm một người Hồi giáo, phải đứng dậy trước mặt một người Hồi giáo, không được cùng bán một món hàng với người Hồi giáo, không được mang khí giới, ban đêm không được ra khỏi khu riêng của họ.

Tại Maroc, họ không được coi là công dân, nhà vua muốn xử họ ra sao thì xử, không cần theo luật pháp gì cả, có thể bắt họ làm nô lệ, giết họ cũng được.

Ở những nơi khác, chẳng hạn ngay ở Palestine, thân phận của họ khá hơn, có thể yên ổn làm ăn, nếu chịu nhận cảnh thua kém của mình, đừng phản kháng.Sở dĩ vậy vì Hồi giáo không kỳ thị Do Thái như Ki Tô giáo kỳ thị nhất là từ hồi viễn chinh của Thập tự quân, thế kỷ XI.

Qua đoạn kể trên cho Thấy người Do Thái vẫn luôn hiện diện ở vùng đất lịch sử này suốt lịch sử , ta nên tránh ngộ nhận rằng người Do Thái dc người Anh cấp mảnh đất này mà trước đó dc cướp của người Palestin !



vẫn biết rằng nhà nước Isarel hiện nay dc phương Tây hậu thuẫn mạnh, đặc biệt là Mỹ , nhưng trước đó thì như thế nào ???:

... VÀ DO THÁI Ở CHÂU ÂU

Các người Âu theo Ki Tô giáo cho rằng dân tộc Do Thái đã giết Chúa Ki Tô. Việc đó có thực không? Chuyện xảy ra đã non hai ngàn năm rồi, ai dám chắc là nắm được chân lý? Nhưng dù cho rằng Chúa Ki Tô chết vì bị Như vậy mà thù ghét tất cả dân tộc Do Thái trong cả ngàn năm thì thực là vô lý, nhất là chính Chúa Ki Tô và Thánh Mẫu cũng là người Do Thái,vu oan, bị phản thì những thầy tu và tín đồ đã phản Ngài cũng không phải là toàn thể dân tộc Do Thái,trong cả ngàn năm thì thực là vô lý, nhất là chính Chúa Ki Tô và Thánh Mẫu cũng là người Do Thái, chính Ngài trước khi tắt thở còn: "xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết họ làm gì ".

Năm 1096 người Pháp, người Ý... rủ nhau đi giải thoát mộ Chúa Ki Tô ở Jérusalem và trước khi làm cái việc thiêng liêng đó, người ta phải trả thù những kẻ mà non 1.100 năm trước đã chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa.

Ỏ Worms, trong hai ngày người ta giết tám trăm người Do Thái; chẳng kể là đàn ông, đàn bà, già trẻ, hễ là Do Thái mà không chịu bỏ đạo, theo đạo Ki Tô là bị chém giết bằng gươm, bằng giáo, bằng thuổng cuốc...

Ở Mayence, cảnh còn rùng rợn hơn nhiều vì người Do Thái chống cự lại, rồi như say máu, họ quay lại giết chính người cùng đạo với họ, giết cả vợ con, cha mẹ họ!Thật kinh khủng: có nhưng bà mẹ đương cho con bú, cầm ngay lấy dao hay gươm cứa cổ con để chúng khỏi chết vì tay những kẻ không theo đạo Do Thái. Bảy trăm người chết trong vụ đó.

Cộng hai vụ là một ngàn rưỡi mạng. Một ngàn rưỡi mạng đó đã tạo cho dân Do Thái một tâm hồn mới: họ biết rằng họ không thể sống chung với người Ki Tô giáo được nữa; người ta càng bắt họ đổi đạo thì họ lại càng cương quyết giữ đạo, giữ truyền thống của họ. Người Ki Tô giáo thấy vậy lại càng khắc nghiệt với họ, bắt họ phải mang trên áo hình bánh xe hoặc hình ngôi sao David sáu cánh, như tội nhân mang áo dấu.

Họ phải sống trong những ghetto, điêu đứng hơn trong những mellah ở Ba Tư, chịu mọi sự cấm đoán, gần như một bọn tù bị giam lỏng.

Lâu lâu, họ bị cái họa pogrom: người Ki Tô giáo Nga, Ba Lan... kéo nhau từng đoàn với gậy gộc, búa rìu, dao, gươm vào các khu Do Thái đập phá, cướp bóc, chém giết vô tội vạ. Nguyên nhân có thể là sau một tai họa nào, người ta trút hết cả tội lỗi lên đầu lên cổ họ: mất mùa mà đói kém ư? là tại tụi Do Thái đã làm cho Chúa nổi giận; bệnh dịch phát ra ư? tại tụi Do Thái sống chui rức, dơ dáy quá rồi truyền bệnh; chiến tranh mà bại ư? tại tụi Do Thái phản trắc, ngầm cấu kết với địch...Có khi chẳng cần nguyên do gì cả: người ta cứ vu cho một người Do Thái là ăn cắp hoặc ve vãn một thiếu nữ Ki Tô giáo là cũng đủ gây một phong trào pogrom lan từ tỉnh này tới tỉnh khác.

Ngay những khi họ được sống yên ổn nhất thì thân phận của họ cũng không hơn gì một tên nô lệ: người ta cấm họ có bất động sản, thành thử muốn làm ruộng thì chỉ có thể làm nông nô hoặc tá điền. Muốn khá giả, họ phải ở châu thành làm thợ - nhất là thợ kim hoàn - hoặc buôn bán, đổi tiền, cho vay. Giáo hội Ki Tô cấm tín đồ cho vay lấy lãi, nên nghề sét-ti, nghề ngân hàng gần thành độc quyền của họ. Cha truyền con nối, nhờ kinh nghiệm của tổ tiên, họ làm giàu rất mau, và họ mắc cái tiếng là chỉ thờ Con Bò Vàng.

Đời sống của họ rất bấp bênh. Chính quyền muốn trục xuất họ lúc nào cũng được, và chỉ cho họ mang theo ít quần áo, vài chục đồng tiền. Như năm 1290 họ bị trục xuất ra khỏi Anh, năm 1381 ra khỏi Pháp, nám 1492 ra khỏi Tây Ban Nha, năm 1495 ra khỏi Lithuanie, năm 1498 ra khỏi Bồ Đào Nha và kế đó họ bị tàn sát ghê gớm, tới nỗi tại các nước ở bờ biển Đại Tây Dương không còn một bóng Do Thái nữa.

Họ cứ lang thang, bị trục xuất ở nước này thì qua nước khác, không ở châu Âu được thì qua Tây Á, Trung Á, nếu có phương tiện thì qua Trung Hoa, Mã Lai, bắc Mỹ... Và bất kỳ ở đâu họ cũng hướng về Jérusalem. Mỗi ngày ba lần họ cầu nguyện: "Xin Chúa cho chúng con được thấy cái ngày Chúa trở về Sion". Mỗi ngày ba lần, sau mỗi bữa ăn, dù chỉ húp một miếng cháo lỏng trong các ghetto, họ vẫn không quên tạ ơn Chúa đã cho họ miếng ăn và đã cho tổ tiên họ "cái xứ đẹp đẽ, mênh mông, cái phúc địa ở Israel". Và non hai ngàn năm, năm nào họ cũng chúc nhau: "Sang năm về Jérusalem ",năm nào họ cũng hướng về Jérusalem cầu nguyện cho Israel được mưa hòa gió thuận, chứ không cầu cho xứ họ đương ở, dù nơi đó bị hạn hán, bão lụt. Ai cũng mong được đặt chân lên đất Israel, vì sống ở Jérusalem thì chết sẽ được lên Thiên đường



HERZL VÀ CUỐN "QUỐC GIA DO THÁI"



Palestin thời thực dân Anh

Tới thế ký XVIII, nhờ một số triết gia có tinh thần khoáng đạt, như Voltaire, Diderot, Montesquieu... đả đảo tinh thần kỳ thị tôn giáo, bênh vực họ, nên tình cảnh của họ ở châu Âu được cải thiện nhiều. Họ nhập tịch các quốc gia Pháp, Anh, Đức...,thành các công dân bình quyền với các tín đồ Ki Tô giáo. Ở Pháp năm l791, hội nghị lập hiến xóa bỏ hết các đạo luật bất công đối với họ. Napoleon tổ chức lại sự thờ phụng cho họ. Một số người Ki Tô giáo giúp đỡ họ tranh đấu về quyền lợi, họ phấn khởi, gây một phong trào hô hào đồng bào đồng hóa với các dân tộc châu Âu. đấu về quyền lợi, họ phấn khởi, gây một phong trào hô hào đồng bào đồng hóa với các dân tộc châu Âu. Họ vui vẻ, tận lực làm ăn và nhiều người có địa vị, có danh tiếng, làm vẻ vang cho dân tộc tiếp nhận họ, như Freud,Einstein, Hertz, Spinoza, Heine, Bergson, Karl Marx, Trotsky, Marcel Proust, Kafka...

Nhưng ở các nước Đông Âu, thân phận của họ không được cải thiện bao nhiêu, nên một số người, gồm cả những người theo Ki Tô giáo nghĩ tới chuyện đưa họ về Palestine: hoặc đút lót với Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc xin Giáo hoàng can thiệp, hoặc bỏ tiền ra mua đất ở Palestine. Người ta nghĩ đã không ưa họ thì cho họ về quê hương của họ, chứ giữ họ làm gì; quê hương của họ là một miền cằn cỗi, họ về đó khai phá sẽ có lợi cả cho Thổ, chắc Thổ không ngăn cản mà chịu bán cho họ với một giá rẻ. thi sỹ Pháp Lamartine mấy lần du lịch Jérusalem về cũng hô hào người ta trả lại Palestine cho Do Thái.Napoleon lúc ở Saint Jean d''Acre cũng nghĩ có thể tái lập một quốc gia Do Thái ở Palestine: thi sỹ Anh Byron cũng than thở cho họ "khổ hơn những con thú không có hang".

Nhiều người viết sách, viết báo, diễn thuyết khuyến khích Do Thái hồi hương và yêu cầu các chính phủ ủng hộ phong trào.

Hội Hovévé Tsione (Hội các người yêu Sion) được thành lập. Do Thái Nga bị ngược đãi nhất, hưởng ứng trước hết, trở về Palestine lập được mấy vườn cam đầu tiên, năm 1870 dựng được một trường Canh nông ở Mikvé Israel. Một chủ ngân hàng tỷ phú, Edmond de Rothschild, gốc Do Thái, giúp vốn cho họ, mua đất cho họ. Tóm lại phong trào đã rục rịch nhưng không phát triển mạnh vì tình cảnh Do Thái ở châu Âu lúc đó tương đối dễ chịu, họ không muốn bỏ sự nghiệp ở Pháp, Đức, Anh... để về làm ruộng ở Palestine.Nhưng rồi một biến cố xảy ra làm thay đổi hẳn tâm trạng của họ.




Nguyên do chỉ tại vụ án Dreyfus năm 1894 ở Paris. Bộ Quốc phòng Pháp ngỡ Dreyfus, một sỹ quan gốc Do Thái, do thám cho Đức, tuy không có bằng cớ gì chắc chắn mà tòa án cũng xử ông ta bị tội đày. Rồi dân chúng Paris phẫn Đức, tuy không có bằng cớ gì chắc chắn mà tòa án cũng xử ông ta bị tội đày. Rồi dân chúng Paris phẫn nộ, đòi "Diệt tụi Do Thái!". Thì ra cái tinh thần kỳ thị Do Thái đã nhiễm trong óc, hòa trong máu người Âu từ cảkhông dễ gì mà gột được. Dreyfus một mực kêu oan, trong đó có văn hào Emile Zola. Zola tin rằng Dreyfus vô tội, can đảm viết một bài hất hủ nhan đề là J''accuse (Tôi buộc tội) để buộc chính phủ phải xét lại.

Vùng đất Palestine- Isarel  8245-004-7D3B7B97

Alfred Dreyfus

Vụ đó làm sôi nổi dư luận châu Âu. Tờ Neue Freie Presse ở Vienne phái một ký giả gốc Do Thái, nhập tịch Hung, tên là Théodore Herzl (sinh năm 1860),Freie Presse ở Vienne phái một ký giả gốc Do Thái, nhập tịch Hung, tên là Théodore Herzl (sinh năm 1860), qua Paris dự cuộc lột lon của Dreyfus trước công chúng Paris để viết bài tường thuật. khi thấy Dreyfus mặt tái xanh, giọng vô cùng thiểu não, thét "Giết chết tụi Do Thái đi!" ông kinh hoảng, toát mồ hôi.

Từ đó một ý tưởng ám ảnh ông: dân tộc Pháp có tinh thần khoáng đạt nhất, trọng tự do và bình đảng nhất mà đối với Do Thái còn như vậy thì Do Thái sống ở đâu cho yên được bây giờ? Chỉ có cách tạo một quốc gia Do Thái được Vạn Quốc thừa nhận, rồi dắt nhau về cả đó mà ở thì mới khỏi bị xua đuổi, oán thù, nguyền rủa.

Nghĩ vậy ông bèn viết cuốn L''etat juif (Quốc gia Do Thái), xuất bản năm 1896, trong đó ông hô hào đồng bào ông thành lập một quốc gia riêng cho mình:

"Quốc gia Do Thái cần thiết cho thế giới: vậy thì thế nào nó cũng sẽ thành lập (...) Người Do Thái nào mà muốn có một quốc gia của mình thế giới: vậy thì thế nào nó cũng sẽ thành lập (...) Người Do Thái nào mà muốn có một quốc gia của mình thì sẽ có quốc gia và xứng đáng được có quốc gia. (...) Chỉ có mình tự cứu mình được thôi và vấn đề Do Thái giải quyết lấy".

Vùng đất Palestine- Isarel  Herzl

Théodore Herzl



Tác phẩm đó gây được ảnh hưởng khá lớn trong giới Do Thái lao động ở Nga và Ba Lan vì cảnh họ điêu đứng hơn cả, còn ở Tây Âu, nhiều người trách ông là bé mà xé ra to, đổ thêm dầu vào lửa. Ông tin chắc chủ trương của ông, bắt tay vào việc liền, không ngại phá sản, không ngại kiệt sức, bỏ công ăn việc làm mà phục vụ giống nòi.

Ông hoạt động trên hai mặt. Về nội bộ ông tổ chức phong trào Sion, đào tạo cán bộ, cung cấp phương tiện vật chất và tinh thần, vạch chương trình hoạt động rồi điều kHiển, theo dõi, năm 1897 khai mạc cuộc hội nghị Sion đầu tiên ở Bâle (Thụy sỹ) gồm hai trăm đại diện từ khắp nơi ở Âu châu, số hội viên lần lần tăng lên tới trăm ngàn, năm 1901 thành lập Ngân hàng thuộc địa Do Thái và Quĩ Quốc gia Do Thái .

Về ngoại giao, ông bôn tẩu khắp các xứ, ráng thuyết phục các vua chúa, tổng thống, các người có thế lực để giúp ông lập lại quốc gia Do Thái ở Palestine.

Năm 1897, ông tin chắc rằng năm chục năm sau, quốc gia Do Thái sẽ thành lập và được mọi quốc gia thừa nhận.

Người Anh thực tình muốn giúp ông, sẵn lòng tặng ông xứ Ouganda ở trung bộ châu phi để thành lập một quốc gia; nhưng các người Do Thái ở Nga nhất định không chịu, đòi về Israël cho được. Ouganda ở đâu? Trong Thánh kinh không thấy có tên đó. Anh còn đề nghị một miền ở Ba Tây, rồi đảo Chypre ở Địa Trung Hải, rồi bán đảo Sinai ở sát Palestine, nơi có nhiều di tích Do Thái, mà họ cũng không chịu. "Không, Chúa đã hứa cho chúng tôi xứ Israël thì chúng tôi se về Israël".

Vì lao tâm khổ tứ quá, ngày đêm chiến đấu với các chính quyền, thư từ liên lạc với đồng bào ở khắp nơi, Herzl kiệt lực, tắt nghỉ năm 1904 ở Vienne hồi mới bốn mươi bốn tuổi. Nhưng phong trào ông gây nên đã mạnh, sẽ có người tiếp tục.

Giá ông sống thêm năm năm nữa thì sẽ mừng rỡ được thấy một đợt hồi hương của nhiều thanh niên chịu ảnh hưởng của ông, quyết tâm gây một quê hương, tạo một đời sống mới trên đất Palestine. Họ là những nhà trí thức mà đốt hết cả bằng cấp đi, đề cao công việc tay chân, xắn tay cuốc đất, thành lập kibboutz đầu tiên ở Degania, để làm việc chung, sống chung, hoàn toàn bình đẳng và tuyệt nhiên không có của riêng.

Vùng đất Palestine- Isarel  22_195_wa




Qui tắc của kibboutz là: "Nếu tôi không có của riêng thì cái gì cũng là của tôi hết". Ai nấy cũng làm việc mà không được lĩnh tiền công và cộng đồng lo cho đủ: nhà cửa, ăn uống, thuốc thang, nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Không phải lo về tương lai của mình và của người thân, mọi người sẽ để cả tâm tư vào công việc, vui thích làm việc, và sự làm lụng không vì lợi, không vì tiền bạc, sẽ hóa ra cao cả lên. Họ nghĩ vậy.
...

Mỗi kibboutz có một thư viện, một rạp hát bóng, một phòng nhạc. Vì phải chống với các cuộc cướp phá của dân bản xứ nên kibboutz nào cũng phải tổ chức lấy sự tự vệ, đào hầm, đắp lũy, mua khí giới. Số kibboutz tăng lên khá mau:

-năm 1927, có 27 kibboutz gồm 2.300 người khai phá 7.500 hécta;

-năm 1936, có 46 kibboutz gồm 28.600 người, khai phá 30.200 hécta;

-năm 1949 có 205 kibboutz gồm 60.610 người khai phá 110.276 hécta.

Hội viên trong các kibboutz đó đều là hạng người tiền khu, có tinh thần hy sinh, chiến đấu rất cao; một phần lớn nhờ họ mà quốc gia Israël sau này thành lập được, chống được với Ả Rập. Nhưng đó là chuyện sau.



BẢN TUYÊN NGÔN BALFOUR

Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Một nhà bác học nổi danh Do Thái cầm đầu phong trào Sion từ hồi Herzl từ trần, tên là Chain Weizmann. biết nắm lấy cơ hội, hô hào đồng bào khắp nơi giúp đỡ người Anh. Ông là một hóa học gia, chế được chất acétone nhân tạo cho Hải quân Anh, nhờ vậy mà Anh và đồng minh không sợ thiếu chất nổ. Để thưởng công, chính phủ Anh tặng ông một chi phiếu ký tên nhưng để trống số tiền; ông từ chối, chỉ xin "một cái gì cho dân tộc tôi".



Chaim Weizmann ca. 1921

Nhà cầm quyền Anh vốn có cảm tình với phong trào Sion thấy điều ông xin đó rất tự nhiên, và ngày 2 tháng 11 năm 1917, viên Tổng trưởng bộ Ngoại giao, huân tước Balfour viết thư cho ông báo tin rằng chính phủ Anh hoàng thỏa thuận cho dân tộc Do Thái thành lập một Quê hương (National home) ở Palestine và sẽ gắng sức thực hiện dự định đó, miễn là không có gì thiệt hại cho những quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải là Do Thái hiện có ở Palestine.

Bức thư đó, gọi là bản Tuyên ngôn Balfour (Déclaration Balfour) được Đồng minh của Anh tán thành, chấp nhận. Các người Do Thái bèn hăng hái đứng vào hàng ngũ Anh để tấn công Thổ. Họ tình nguyện đầu quân, thành lập đoàn "Cưỡi la Sion ". Tại Hoa Kỳ, một đoàn lê dương Do Thái cũng được tổ chức, trong đó có hai người sau này nổi danh: David Ben Gourion và Yitzhad Ben Tzvi.

Thế là phong trào Do Thái chỉ có một bản hiến chương. Thổ nổi dóa, tàn sát tụi "Do Thái phản bội" ở Palestine, gây nhiều nỗi kinh khủng ghê gớm. Dân Do Thái ráng chống cự và chịu đựng, rốt cuộc chết mất một nửa.

Khi Đức đầu hàng, Anh, Pháp chia cắt đế quốc của Thổ. Hội Vạn Quốc ủy quyền cho Anh bảo hộ Palestine và giao cho Anh nhiệm vụ "gây ở xứ đó một tình trạng (état de choses) chính trị, hành chánh, kinh tế để có thể thành lập một Quê hương có tính cách quốc gia cho dân tộc Do Thái... và cũng để phát triển những thể chế chính phủ tự do, bảo vệ những quyền lợi dân sự và tôn giáo của mọi người dân Palestine, bất kỳ thuộc giống nào hay theo tôn giáo nào".

Ngôn ngữ chính trị, ngoại giao của Tây phương thật là khó Hiểu. Họ không nói một "quốc giạ Do Thái" mà nói một "Quê hương có tính cách quốc gia" (National home, foyer national).

Hai cái đó khác nhau ra sao? Họ lại bảo Anh "phát triển những thể chế chính phủ tự do" (développement d''institutions de libre gouvernement). Chính phủ tự do đó là chính phủ nào? "Dân tộc tự quyết" của Wilson; nhưng đã là chính phủ Ả Rập thì cái "National home" của Do Thái kia không thể là một quốc gia được nữa vì không lẽ có hai quốc gia ở Palestine, trừ phi người ta chia Palestine làm hai khu vực, điều này không thấy Hội Vạn Quốc nói tới thật là mập mờ, và hai bên Do Thái, Ả Rập muốn hiểu ra sao thì Hiểu.

Chính phủ Anh để tỏ thiện ý, cử một người Do Thái làm cao ủy Palestine, ông Herbert Samuel. Nắm ngay lấy cơ hội, các lãnh tụ Do Thái như Weizmann, Ben Canaan thương thuyết với người có uy quyền nhất - theo họ - trong khối Ả Rập, lúc đó là Fayçal, con của Hussein, sau được Anh đưa lên làm vua Iraq. Hai bên thỏa thuận sống chung với nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau. Nhưng Fayçal đâu phải là người đại diện cho cả khối Ả Rập. Quả tình là lúc đó chẳng những Anh mà cả các nước đồng minh nữa đều không coi Ả Rập vào đâu hết, mà Ả Rập cũng chưa có thế lực gì.

Vùng đất Palestine- Isarel  Faycal

Do Thái được các cường quốc thừa nhận có một quê hương rồi, bắt đầu hồi hương một cách tưng bừng để bù vào số người bị Thổ giết.

Sáu tháng sau khi Herbert Samuel nhận chức Cao ủy, người Ả Rập đã bắt đầu bất bình, cho rằng Anh muốn khiêu khích mình, và nhiều cuộc đổ máu đã bắt đầu xảy ra. Họ còn trách Mac Mahon đã hứa Palestine cho Hussein, rồi Balfour lại hứa cho Do Thái, thành thử Palestine là đất hai lần hứa. Và năm 1922, Churchill phải vỗ về họ: "Anh không có ý kiến Palestine thành một quốc gia Do Thái. Anh sẽ giữ đúng lời hứa với Ả Rập". Họ nguôi nguôi một thời gian.

Nhưng mấy năm sau, thấy người Do Thái hăng hái lập nghiệp quá, mỗi ngày một đông thêm và thành công rực rỡ: đất cằn cỗi mà cũng mơn mởn lên, nhà cửa kho lẫm mỗi ngày một nhiều, xe cộ mỗi ngày một dập dìu, họ càng thêm uất hận, đổ hết lỗi lên đầu người Anh.

Từ năm 1928, các vụ lộn xộn lại tái Hiện. Tháng tám năm 1929, tại Jérusalem diễn ra biết bao nhiêu cuộc chém giết, cướp bóc: trong mấy ngày Palestine thành chiến trường giữa Do Thái và Ả Rập.

Anh mới đầu thấy hai bên gây với nhau, mình có dịp làm trọng tài, càng dễ cai trị, nên chỉ xoa tay, mỉm cười, hứa sẽ thỏa mãn cả hai bên. Nhưng làm cách nào thỏa mãn cả hai bên cho được? Nhất là Do Thái ở Palestine không dễ bảo như Do Thái châu Âu. Họ nhất định chiến đấu, bám lấy khu đất họ đã đặt chân lên được.

Rắc rối nhất là chính một người Anh, Orde Wingate, còn có tinh thần Do Thái hơn người Do Thái chính cống nữa, chỉ bảo họ cách thức lập những hội "dạ chiến" (đánh ban đêm), tổ chức đoàn tự vệ Hagana và chẳng bao lâu, trên khắp cõi Palestine,mỗi kibboutz thành một đồn dân vệ.

Vùng đất Palestine- Isarel  Wingate

Orde Wingate

Vùng đất Palestine- Isarel  D843-067_wa

tổ chức đoàn tự vệ Hagana



Để giải quyết các sự rắc rối, người Anh lập các ủy ban điều tra. Điều tra năm nay qua năm khác mà chẳng có kết quả gì cả, chỉ đưa ra một kết luận: phải chia cắt Palestine thì mới êm được.

Abdallah, quốc vương Transjordanie đề nghị với Anh thành lập quốc gia gồm Transjordanie và Palestine. Trong quốc gia đó người Do Thái được tự trị trong một vài khu nào đó, có quyền hành chánh riêng, được đại diện ở Quốc hội theo tỷ số Do Thái, và được vài ghế trong Nội các. Còn sự nhập cảnh của Do Thái thì phải hạn chế lại.

Đề nghị của ông ta chính các quốc gia Ả Rập khác cũng không chịu, nói gì tới người Do Thái.

Năm 1933, ở Âu châu Hitler lên cầm quyền, hung hăng muốn tận diệt Do Thái, gián tiếp gây thêm rắc rối cho Anh ở Palestine. Hàng chục ngàn Do Thái ở Đức bị trục xuất hoặc sợ mà chạy trước, chỉ mang theo một số ít quần áo và mười Đức kim. Một số ít qua Mỹ còn thì về Palestine. Đợt hồi hương này gồm nhiều nhà trí thức; có những tiến sỹ lái tắc xi ở Jaffa hoặc đóng giày ở Tel Aviv, sau này giúp rất nhiều cho sự phát triển của Do Thái.

Họ càng vào nhiều thì các cuộc xung đột càng tăng. Anh phải gửi thêm hai chục ngàn quân qua để giữ trật tự, vì họ rất lo dân tộc Ả Rập nổi loạn, đoàn kết với nhau mà phá các giếng dầu của họ. Và ngày 17 tháng 5 năm 1939, chính phủ Anh đành nuốt lời hứa với Do Thái, ký một bản tuyên ngôn nữa, một Bạch thư (Livre blanc) thẳng tay hạn chế phong trào hồi hương của Do Thái lại. Đúng lúc Do Thái cần phải về Palestine nhất thì họ không úp mở gì cả, bảo chính phủ Anh tuyệt nhiên không có ý thành lập một quốc gia Do Thái ở Palestine, rằng "national home" không có nghĩa là quốc gia, chỉ có nghĩa là quê hương. Với lại ngay trong bản tuyên ngôn Balfour cũng đã nói rõ: sự di trú của Do Thái phải không làm thiệt hại quyền lợi của Ả Rập. Ngày nay quyền lợi của Ả Rập đã bị thiệt hại nhiều thì Anh phải hạn chế: từ năm 1939 đến năm 1944, chỉ cho 75.000 người Do Thái vào Palestine thôi, rồi tháng sáu năm 1944 sẽ bế môn hẳn. Còn người Ả Rập thì không bị hạn chế muốn vào bao nhiêu cũng được. tỷ số người Do Thái không được quá một phần ba tổng số dân ở Palestine. Quyền mua đất đai ở Palestine cũng bị hạn chế đối với người Do Thái: họ chỉ được mua trong những khu vực đã ấn định, và ngay trong những khu vực đó, họ cũng chỉ được mua tới 5% diện tích là cùng.

Do Thái tất nhiên là bất bình: có sáu triệu người Do Thái sắp bị tiêu diệt ở châu Âu, mà chỉ cho 75.000 người về Palestine trong năm năm! Thành thử Anh có tới hai kẻ thù ở Palestine: Ả Rập và Do Thái.

Ngay dân chúng Anh cũng bất bình. Churchill (đảng Bảo thủ) trước kia vuốt ve Ả Rập, bây giờ bênh vực Do Thái, trách Bộ Thuộc địa là nuốt lời hứa với Do Thái;còn Morrison (đảng Lao động) bảo chính phủ giá cứ tuyên bố thẳng rằng phải hy sinh người Do Thái thì đỡ bị khinh hơn.

Vì trước kia Hội Vạn Quốc ủy quyền cho Anh bảo hộ Palestine, cho nên theo luật quốc tế, Bạch thư phải được hội đồng Vạn Quốc chấp thuận thì mới có giá trị. Đáng lẽ hội đồng phải họp tháng 9 năm 1939, nhưng chưa kịp họp thì Thế chiến thứ nhì nổ ra



Quay lại sau thế chiến thứ hai, vấn đề Do thái- Palestin dc Người Anh phủi tay, bọn bây muốn xử sao thì xử .

Do Thái bảo:

- Tổ tiên chúng tôi ở Palestine. Chúng tôi có quyền về quê hương của chúng tôi. Quyền đó đã được Hội Vạn Quốc thừa nhận. Chúng tôi lại có công khai phá Palestine mà không làm hại gì cho người Ả Rập; chúng tôi tôn trọng quyền lợi của họ, và mức sống của họ nhờ chúng tôi mà cao lên, thế thì tại sao lại cấm chúng tôi? Huống hồ hiện nay có 250.000 đồng bào của chúng tôi sống sót tại các trại giam của Đức, bảo họ đi đâu bây giờ?

Ả Rập bảo:

- Đất Palestine, tổ tiên chúng tôi đã chiếm được từ năm 687, sau ba năm chiến đấu với người Ba Tư, vậy thì đâu còn là của Do Thái nữa. Từ trước chúng tôi vẫn là dân tộc đa số ở đây khi đế quốc Thổ sụp đổ, Anh đã hứa cho chúng tôi độc lập, Tổng thống Wilson đã nêu quy tắc dân tộc tự quyết. Vậy Palestine phải là một quốc gia Ả Rập độc lập. Chúng tôi hứa sẽ tôn trọng quyền lợi của Do Thái, phần thiểu số trong quốc gia chúng tôi.

Anh đã lỡ hứa cho cả hai bên, không biết đáp ra sao, trút cả trách nhiệm cho Liên hiệp Quốc. Liên hiệp Quốc đưa giải pháp: chia đôi Palestine thành hai quốc gia.Do Thái chịu vì thà được ít còn hơn không, sau sẽ hay; nhưng Ả Rập nằng nặc đòi đuổi Do Thái đi.

Vùng đất Palestine- Isarel  20070805051737!UN_Partition_Plan_For_Palestine_1947

chia đất năm 1947

Anh thấy ôm miếng đất đó chỉ thêm bỏng tay, tuyên bố ngày mùng một tháng tám 1948 sẽ rút lui, để "hai bên lãnh trách nhiệm với nhau".

Tức thì hai bên thanh toán nhau dữ dội hơn trước nữa. Liên hiệp Quốc chưa kịp can thiệp thì Anh tỏ ra bất lực mà lại có tinh thần vô trách nhiệm, quyết định chấm dứt nhiệm kỳ hai tháng rưỡi trước ngày đã định. Tháng 5 họ rút quân lần lần và giao lại năm mươi đồn cho người Ả Rập.

Rồi ngày 12-5, với tinh thần phớt tỉnh truyền thống của họ, họ tuyên bố:

"Ủy quyền sẽ chính thức mãn hạn vào mười hai giờ một phút trong đêm 14 rạng 15 tháng 5. Tổng ủy đại nhân, ngày 14-5 sẽ rời Jérusalem mà đi Haìfa và xuống tàu H.M.S Euryalus, chiếc này sẽ nhổ neo mười hai giờ khuya.Các quân đội của ta cũng bắt đầu rút ra khỏi Jérusalem và các miền khác ở Palestine ngày 14 tháng 5".

Nghĩa là họ chỉ tuyên bố trước có hai ngày rưỡi vào đúng lúc ủy ban Liên hiệp Quốc không có mặt ở Palestine.

Nghĩa là họ chỉ tuyên bố trước có hai ngày rưỡi vào đúng lúc ủy ban Liên hiệp Quốc không có mặt ở Palestine.

"Tôi tuyên bố thành lập một quốc gia Do Thái ở Palestine. Kể từ hôm nay, quốc gia đó lấy tên là Israel. Hỡi các đồng bào Do Thái ở khắp thế giới xin các bạn nghe tôi đây. Các bạn đứng hết cả về phía Israel. Giúp cho quốc gia phát triển. Giúp cho dân tộc chiến đấu để thực hiện cái mộng ngàn năm của chúng ta, cái mộng cứu quốc và phục hưng Israel".

Đêm hôm đó, không người Do Thái nào ngủ được. Đúng nửa đêm. Anh hết quyền ở Palestine, thì nửa giờ sau Tổng thống Truman loan báo rằng Hoa Kỳ đã thừa nhận quốc gia Israel. Vài giờ sau Nga cũng đánh điện thừa nhận, không biết hai chục triệu người Hồi giáo ở Nga nghĩ sao. Sau Nga, tới nhiều quốc gia khác. Các nhà ngoại giao Do Thái hoạt động ngầm trong mấy tháng nay đã thành công.

Nhưng bây giờ mới bắt đầu tới lúc phải hy sinh ghê gớm. Bi kịch đã khai diễn ngay từ cái lúc bản văn thành lập quốc gia Israel chưa ráo nét mực.




Quân Anh đóng tại Palestine sau 1945 là có sự uỷ trị của UN. Và chính dân Palestine được quân Anh bảo vệ.
Hiểu rõ điều đó dân Do thái cố tình khiêu khích, đẩy quân Anh về nước để rảnh tay thịt Palestine. Lãnh đạo cao
cấp Do thái công khai tuyên bố: Nếu Anh không rút quân thì sẽ chiến tranh. Rất nhiều các vụ tấn công, ám sát
nhằm vào lính Anh đến mức Anh phải buông Palestine. Không phải là Anh không đủ sức dẹp mấy trò phản loạn
mà là bị chính cái sự uỷ trị của UN kia trói tay, không thể tự tiện nổ súng, không làm gì được.

ảnh 2 lính Anh bị phiến quân khủng bố Do thái Irgun treo cổ trong rừng cây


Đỉnh điểm là vụ Irgun đánh bom khủng bố vào khách sạn David gây thiệt hại nặng nề, chỗ này là nơi đóng
sở chỉ huy Anh, làm 93 sĩ quan cao cấp bị chết. Đây có lẽ là vụ tấn công khủng bố vào mục tiêu dân sự đầu
tiên trên thế giới. Về sau nguồn Do thái nói họ đã gọi điện thoại cảnh báo trước khi cho nổ bom để người
Anh sơ tán, nhưng với số lượng người chết kia thì không hẳn vậy.

Về lý cũng như về tình thì dân Do thái phải biết ơn người Anh đã cho họ mảnh đất cắm dùi, nhưng người Do
thái đã phản bội và người Anh lĩnh đủ hậu quả. Chính vì thế mới nói tuyên bố Balfour là nỗi nhục của Anh.


Menachem Begin, thủ lĩnh nhóm khủng bố Do thái Irgun, chủ mưu vụ đánh bom khách sạn King David năm 1946
[url=https://www.youtube.com/watch?v=wOg7SyKoahk [/youtube]][/url]




The Age of Terror (Open)
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=s7hz83K9-LM[/yoputube]

Palestine 1946: King David Hotel Bomb Warning Controversy







hì hì tình hình lsau 1948 thì Do Thái đã lấn lướt lắm rồi , mình tiếp luôn cái đoạn này :

năm 1948 liên quân Ả rập tấn công Isarel ,Xét bề ngoài thì thế của Ả Rập mạnh gấp mười Israel (ngay bộ trưởng ngoại giao của Mỹ, tướng Marshall cũng ngại cho Do Thái bị đè bẹp mất); nhưng xét kỹ bề trong thì Israel mạnh hơn Ả Rập: quân số gấp ba, Israel 60.000, Ả Rập 21.000; khí giới tối tân hơn; tinh thần cao hơn vì họ phải chiến đấu để sống còn; mà sự chỉ huy lại nhất trí hơn.

Vùng đất Palestine- Isarel  300px-1948_arab_israeli_war_-_May15-June10

Mới đầu bị đánh ở khắp mặt, Israel hơi núng. Lần lần họ vững lại được, thắng quân đội Liban và Iraq. Tới khi quân tinh nhuệ Hagana của họ thắng được một trận lớn ở Fallouga thì quân Ai Cập phải rút lui trong cảnh hỗn loạn.

Nhiều sách nói Liên hiệp Quốc thiên vị Israel, đúng khi Ả Rập đương thắng thì ra lệnh cho hai bên ngưng chiến, để cho Israel nghỉ ngơi gom lại lực lượng. Lời đó có thể đúng. Nhưng khi ngưng chiến thì bên nào cũng lợi dụng để củng cố

Bá tước Bemadotte, chủ tịch Hội đồng Hồng thập tự Thụy Điển lại điều tra tìm cách hòa giải. Ông đưa ra một đề nghị chia đôi Palestine. Jérusalem sẽ bị quốc tế hóa mà nằm trọn trong đất Ả Rập. Một số Do Thái trong nhóm Stern, ngờ ông thiên Ả Rập, ám sát ông, làm cho thế giới phẫn nộ vì ai cũng phục ông là người cao thượng. Chính quyền Do Thái bắt nhốt mấy tên ám sát đó, nhưng ít lâu sau lại để cho chúng vượt ngục, rồi vụ đó bỏ qua. Nhiều nhân viên trong ủy ban hòa giải đâm nản.

Hai bên lại choảng nhau, lại ngưng chiến. Rồi lại choảng nhau. Tới lần ngưng chiến thứ tư mới thực là đình chiến.

Đầu năm 1949, lần lượt Israel ký bốn hiệp định đình chiến với bốn quốc gia Ả Rập: Ai Cập, SYRIE, Liban, Transjordanie. Iraq không chịu ký vì không có biên giới chung với Israel, còn Ả Rập Saudi không tham chiến.

Biên giới ấn định theo đường mà quân đội Israel chiếm đóng khi đình chiến. Biên giới này không làm cho hai bên vừa lòng

Biên giới ấn định theo đường mà quân đội Israel chiếm đóng khi đình chiến. Biên giới này không làm cho hai bên vừa lòng :

Do Thái bất mãn vì thành Jérusalem bị chia đôi mà khu cổ có nhiều di tích của họ (như Bức tường Than khóc: Mur des Lamentations) về Transjordanie, khu mới về họ; và cũng vì Ai Cập chiếm một thẻo bờ biển từ Rafa tới Gaza, như một lưỡi dao ở bên sườn Israel; còn Ả Rập thì bất mãn vì mất nhiều đất quá.

Thế là Palestine mất tên trên bản đồ, nhường chỗ cho Israel; còn Transjordanie (nghĩa là xứ nằm ở bên kia bờ sông Jourdain) rộng thêm được một chút, đổi tên là Jordani (nghĩa là xứ nằm trên hai bờ sông Jourdain).

Vùng đất Palestine- Isarel  Israelmap_1949



Ai cũng thấy Ả Rập bị ức hiếp; phần đất của họ không xứng với dân số. Chính ủy ban Hồng Thập tự quốc tế cũng nhận rằng Âu Mỹ đã thiên lệch.

Giải quyết như vậy chưa thể ổn được. Còn nhiều nguyên nhân xung đột quá.

Nguyên nhân thứ nhất là lòng tham lam của Israel. Dân số Do Thái lúc đó chỉ bằng nửa dân số Ả Rập ở Palestine, đất đã được chia gấp hai mà họ vẫn thấy còn chật hẹp quá. Nếu họ muốn rằng hết thảy hoặc ba phần tư Do Thái trên thế giới (khoảng hai chục triệu) mà về cả đó thì chật hẹp thật. Nhưng nếu họ nghĩ rằng chỉ cần tiếp thu những đồng bào bị kỳ thị ở các nơi khác thì bấy nhiêu là nhiều rồi. Họ không nghĩ vậy, cứ nhìn những khoảng đất mênh mông của cả khối Ả Rập chưa được khai phá mà thèm thuồng. Tệ hơn nữa, họ cứ nhắc nhau lời Chúa hứa với Abraham trong Thánh kinh: "Ta ban cho con cháu ngươi dải đất nằm từ sông Ai Cập (tức sông Nil) tới sông Cái (tức sông Euphrate)"mà hy vọng mở mang bờ cõi từ núi Taurus (Tiểu Á) tới kinh Suez nghĩa là nuốt trọn xứ SYRIE, xứ Liban, xứ Jordani, một phần xứ Iraq, xứ Ả Rập Saudi và xứ Ai Cập nữa. Y như là gia tài tổ tiên họ để lại vậy?

Mới có quốc gia mà đã đòi làm thực dân!

Mà Hồi giáo cũng chẳng vừa gì: "A! Tụi Do Thái bảo Jahové của họ là thần chiến tranh ư? Thì chúng ta sẽ cho họ thấy rằng Islam cũng là tôn giáo biết dùng lưỡi kiếm!".

Nguyên nhân thứ nhì là tình cảnh tâm lý dân Ả Rập tản cư. Ngay từ đầu chiến tranh họ bỏ hết gia sản, dắt díu nhau qua bên kia biên giới gần hết, trước sau trên nửa triệu.Họ không phải chỉ vì hốt hoảng mà trốn đi: một phần còn vì tinh thần quốc gia, một phần vì những hành động tàn nhẫn của Do Thái. Chỉ một vụ tàn sát của một bọn khát máu - trong chiến tranh nào mà chẳng có bọn khát máu - đủ làm cho những người Ả Rập ở các nơi khác không dám ở lại nữa.Hết chiến tranh, chính quyền Israel chỉ cho một số ít Ả Rập theo Ki Tô trở về, còn những người theo Hồi giáo thì cấm ngặt. Họ cấm là phải, chính phủ nào mà muốn có kẻ địch ở trong nước. Những người theo Hồi giáo mà còn ở lại được là vì trong chiến tranh không tản cư. Dĩ nhiên, họ bị đồng bào nghi kị, khinh rẻ.

Vậy có trên nửa triệu người Ả Rập tản cư ở Jordani (sau này gây bao nỗi khó khăn cho quốc vương Hussein xứ đó), 220.000 người ở miền Gaza, 100.000 người ở Liban, 90.000 ở SYRIE, tổng cộng non một triệu người.

năm 1967 họ vẫn ở tạm gần miền biên giới, ngày nào cũng đăm chiêu nhìn về cố hương. Người Do Thái khóc trên bờ sông Danube mà nhớ Sion, thì người Ả Rập than khóc trên bờ con sông Jourdain mà nhớ Tibériade, Nazareth, Beercheva...


Người ta đề nghị cho họ di cư lại các miền phong phú mà tái lập sự nghiệp, như lại Dahran, lại Koweit, họ không chịu, cứ ăn vạ ở đó, khăng khăng đòi về cố hương. Họ chịu nhận cái kiếp lang thang tới nay đã mấy chục năm. Họ bảo như vậy đã thấm gì, dân tộc Do Thái lang thang non hai ngàn năm, mà còn về được cái miền nhận càn là quê hương kia! Chúa Jahvé của Do Thái đã cứu Do Thái. Còn Chúa Allah của họ bao giờ mới cứu họ? Lịch sử nhân loại sao mà nhiều chuyện bi thảm đến thế.

Họ oán các xứ Liban, Jordani, SYRIE, Ai Cập đã phản bội họ mà đầu hàng Israel; họ oán Ibn Séoud làm chủ Thánh địa La Mecque, ngày năm lần cầu nguyện Allah mà bỏ rơi con cháu của Allah là họ.

Lại thêm cái nỗi một số chính khách Ả Rập cũng không muốn cho họ đi nơi khác, để các dân tộc Ả Rập luôn luôn nhớ cái nhục chung mà đoàn kết nhau lại, thành một khối thống nhất.

Quốc vương Jordani là Abdallah, vì không oán Do Thái kịch liệt như các lãnh tụ Ả Rập khác - có lẽ Anh Mỹ đã hứa hẹn gì với ông ta - năm 1950 muốn tìm một giải pháp, thương lượng ngầm với Ben Gourion, Thủ tướng Israel, bị ám sát ngày 21-7-1951 vì tội "phản dân tộc". Thủ tướng Liban là Ryad Solh cũng mất mạng vì muốn điều đình với Israel.



Người Do Thái phổ thông nhất là ở Mỹ (chỉ thực hành một số lễ cơ bản như Sabath, còn lại bỏ hết tục lệ cổ ), cực đoan nhất cũng là ở Mỹ ( nhánh Abkala )

Thật không ngoa khi nói rằng cộng đồng người Do Thái ở Mỹ là lực lượng có tiếng nói quyết định đường lối kinh tế - chính trị nước Mỹ, nhất là chính sách đối ngoại về Trung Đông

Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới (7 trong 14 triệu), nhiều hơn toàn bộ số dân Do Thái tại Israel. Và quan trọng nhất, họ nắm quyền chi phối đời sống kinh tế, văn hóa, nhất là ngành truyền thông nước Mỹ. Cho nên có người nói: Nước Mỹ lãnh đạo thế giới, còn người Do Thái kiểm soát nước Mỹ.



Chi phối truyền thông

Người Do Thái ở Mỹ chỉ chiếm 2,5% dân số Mỹ nhưng là cộng đồng dân thiểu số thành công nhất trên hầu hết các mặt của đời sống nước Mỹ, khiến các cộng đồng khác phải vì nể. Người Do Thái chiếm khoảng một nửa trong số 200 danh nhân văn hóa nước Mỹ, họ cũng chiếm tỉ lệ tương tự trong số các nhà khoa học được tặng giải Nobel.
Thí dụ, Isaac Bashevis Singer giải Nobel văn học năm 1978 là người Do Thái từ Ba Lan di cư sang Mỹ. Khoảng một phần ba số giáo sư và sinh viên ĐH Mỹ (56% sinh viên ĐH Brandeis, 30% sinh viên ĐH Harvard) có huyết thống Do Thái. Người Do Thái chiếm một phần tư số luật sư ở Mỹ.
Trong giới nghệ sĩ cũng như giới khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn có rất nhiều người Do Thái, nổi tiếng nhất phải kể đến các nhạc sĩ Irving Berlin, hai anh em George và Ira Gershwin, nhà bác học Albert Einstein, nhà sáng chế vắc-xin chống bệnh viêm tủy xám Jonas E. Salk.
Đặc biệt, người Do Thái có vai trò quan trọng trong giới truyền thông Mỹ. Các tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Newsweek... đều do họ sáng lập và nắm quyền kiểm soát. Các mạng truyền hình quan trọng như ABC, CBS, NBC, Bloomberg đều nằm trong tay người Do Thái. Họ lập ra hầu hết các công ty điện ảnh lớn nhất như Warner, Paramount, Metro-Goldwin-Mayer. Nhiều nghệ sĩ điện ảnh và đạo diễn là người Do Thái, như đạo diễn lừng danh Steven Spielberg.
Người Do Thái ở Mỹ thành công nhất trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Họ chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu có nhất và chiếm một phần ba số tỉ phú Mỹ. 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes cùng rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng và khoảng 50% giới tinh anh của phố Wall là người Do Thái. Nổi danh hơn cả là Alan Greenspan 17 năm làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED), quyền lực lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, vua chứng khoán Buffett và trùm tài chính Soros, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz và người tiền nhiệm James D. Wolfensohn.

Chi phối chính trị

Vùng đất Palestine- Isarel  22-chot1

Thị trưởng New York kiêm ông chủ đài truyền hình Bloomberg

Cộng đồng Do Thái chỉ chiếm 2,5% dân Mỹ nhưng hiện chiếm 7% số hạ nghị sĩ và 13% số thượng nghị sĩ. Tân Tổng thống Barack Obama cũng vừa chọn một người Do Thái - ông Rahm Emanuel - vào một chức vụ rất quan trọng là chánh Văn phòng Nhà Trắng.
Ảnh hưởng to lớn của cộng đồng người Do Thái đối với đời sống chính trị Mỹ thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử tổng thống và hai viện quốc hội. Nhìn chung, chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỉ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử như New York, California, Pennsylvania...
Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử.
Người Do Thái tuy nổi tiếng căn cơ tiết kiệm nhưng khi quyên góp vì mục đích chính trị thì họ rất hào phóng. Bốn trong 5 người quyên góp nhiều nhất trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 là người Do Thái. Các ứng viên chức tổng thống, thống đốc bang hoặc nghị sĩ dựa vào tiền đóng góp của ai thì phải biết lấy lòng người ấy. Cho nên khi đã trúng cử, họ đều bênh vực lợi ích người Do Thái và Israel.
Người Do Thái lập ra rất nhiều quỹ quyên góp bầu cử, gọi là “Ủy ban Hành động chính trị”. Hiện nước Mỹ có khoảng 80 ủy ban như vậy, trong khi người Ả Rập ở Mỹ chỉ có 10 tổ chức tương tự. Các ủy ban ấy đã quyên góp được hàng tỉ USD ủng hộ Israel. Năm xưa, khi nổ ra chiến tranh với các nước Ả Rập, bà Golda Meir, Thủ tướng Israel, sang Mỹ quyên góp tiền mua vũ khí, ngay lập tức quyên được 80 triệu USD (số tiền rất lớn hồi đó).

Lịch sử người Do Thái di cư đến Mỹ




Ngôi sao điện ảnh Barbra Streisand

Năm 1654, người Do Thái lần đầu tiên di cư tới đất Mỹ. Họ gồm 23 người, đi từ Brazil, nơi bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng theo chủ nghĩa bài Do Thái xua đuổi. Tại Mỹ, lần đầu tiên người Do Thái được hưởng quyền sống của con người, được thực hiện tự do tôn giáo và dân chủ về chính trị, kinh tế chứ không bị khinh rẻ hắt hủi thậm chí xua đuổi, hãm hại như ở khắp nơi trên thế giới mà họ từng sống lưu vong suốt hai ngàn năm trước đây. Khi nước Mỹ lập quốc (1776), cộng đồng Do Thái ở Mỹ đã có 2.500 người. Tiếp đó, hàng loạt người Do Thái ở châu Âu, chủ yếu từ Đức, di cư sang Mỹ.

Năm 1841, người Do Thái đầu tiên được bầu vào Quốc hội Mỹ. Năm 1880, quần thể Do Thái ở Mỹ có tới 150.000 người. Cuối thế kỷ XIX, do biến động của lịch sử hàng triệu người Do Thái ở Nga và châu Âu di cư sang Mỹ. Do chịu khó lao động, học tập và có biệt tài kinh doanh buôn bán, rất nhiều người Do Thái ở Mỹ đã thành công lớn. Thập niên 30 của thế kỷ trước, đảng Quốc xã (Nazi) của Hitler điên cuồng xua đuổi giết hại người Do Thái. Số người Do Thái di cư sang Mỹ trong thời gian 1933-1945 lên đến hơn 200.000, trong đó có nhiều nhà trí thức cấp cao, khiến nước Mỹ được lợi rất nhiều.
Trước làn sóng người Do Thái dồn dập kéo đến Mỹ và thành công lớn trong kinh tế, văn hóa, những người Mỹ theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bắt đầu có tư tưởng bài Do Thái, nhất là sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Nhiều nhà giàu Mỹ coi chống Do Thái và chống cộng sản là một. Đảng 3K khét tiếng dã man cũng tấn công người Do Thái như chúng đã làm với người da đen trước đây. Một số người Mỹ còn quy kết cuộc đại khủng hoảng kinh tế hồi đầu thập niên 30 là do người Do Thái gây ra. Chống Do Thái hăng hái nhất là người Mỹ gốc Đức, hồi ấy ở Mỹ đã có tới trên 100 tổ chức bài Do Thái. Sau khi nước Mỹ tham gia chiến tranh chống phát xít Đức (tháng 12-1941), dư luận Mỹ đồng tình mạnh mẽ với người Do Thái, các tổ chức chống Do Thái bị lên án.

Trích : Nguyễn Hiến Lê ( bán đảo Ả Rập )
vô thường
vô thường

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 29/12/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết